(Mobiblog.Org)
chap 12 tiếp
– Hằng à? Cô cháu có bị thằng ở trên viện gọi xuống không?
– Cháu có cô ạ, vừa mới gọi xong. Cô ơi, nó nói là nó lo được cho Bình ra rồi, giờ nhà cháu đưa tiền nó sẽ lo nốt cho Dũng ra. Thế nào thế nào cô? Có phải Bình ra rồi không?
– Không cháu ạ, Bình mới chỉ được chuyển đổi tội danh thôi. Chưa ra được. Thằng kia là thằng lừa đảo, cô vừa gọi điện cho nó. Nói chuyện rất vô học và không biết một chút gì về pháp lí cả. Thằng này cũng không chắc đã phải là cò đâu, có thể là nó làm theo lời một ai đó thôi. Chúng nó muốn kéo dài thời gian ra, để nhà mình sa lầy càng lâu càng tốt rồi không rút được chân ra nữa thì thôi.
– Hay là mình cứ thử gặp nó xem thế nào hả cô? Cháu thấy nó hẹn gặp ở trên viện, có khi lại là thật?
– Nó gặp cháu ở đấy, rồi sẽ lí do là làm việc ở đây không tiện, chị em mình ra chỗ nào đó kín kín, có lợi cho nhà mình hơn. Tin cô đi, rồi chắc chắn sẽ là như thế. Rồi nó lại cò quay dẫn dắt cháu đủ kiểu, chẳng đi đến đâu đâu. Còn có chuyện này cô định không nói, nhưng đã chung một thuyền, cô cũng muốn nhắc nhở cháu. Còn chuyện tốt hay xấu là còn xem cháu có biết giữ miệng hay không.
– Cô cứ nói đi ạ, cháu hiểu.
– Từ khi khai trương quán, là cô đã nghe phong phanh nguồn tin là sẽ có đứa qua gây chuyện phá đám phải không cháu?
– Vâng, Linh nói với cô ạ. Mấy hôm trước khi khai trương có thằng cứ gọi điện nói là tao cho chúng mày làm một thời gian, nếu làm ăn được thì tao sẽ qua cướp, còn không thì tao tha, hôm khai trương sợ có chuyện nên anh em cũng cẩn thận hơn, nhưng mà từ hôm ấy đến giờ làm ăn thuận lợi mà cũng chẳng thấy ai qua gây chuyện gì.
– Thế này Hằng à, chuyện của hai đứa kia, vô tình mà lại hóa ra thành hữu ý,theo như nguồn tin cô biết, giờ có người đang viện vào cái việc ấy để dìm chết hai đứa nó. Một người có các mối quan hệ rất to, mà cũng có thể là gần ngay sát bên cạnh cháu, cạnh cô. Có thể là thằng Kiên hoặc ngay con Linh này này. Cô nói cháu biết, là cháu làm gì giờ cũng lên nghe ngóng. Có thể người ta cũng chẳng phải làm gì thêm đâu. Chỉ cần ai đó đứng ra hứa, để anh lo cho, để anh giúp cho. Thế là mình chủ quan ko lo cho người nhà mình. Đến khi chuyện đã rồi thì người ta bảo là anh cố hết sức rồi, chỉ được thế, anh xin lỗi chuyện khó quá. Thì có giết người ta thì người nhà mình cũng đi đi ăn cơm nhà nước rồi. cháu hiểu ý cô chưa, những lúc như thế này, là phải thật cẩn thận. Không biết anh em tốt xấu thế nào đâu. Ko có hai thằng này, quán về tay ai, chỉ là vấn đề sớm muộn thôi.
– Vâng, cháu cám ơn cô. Có gì cháu sẽ chú ý. Nhưng cháu nghĩ anh em xung quanh không ai đến nỗi…
– Rồi, đấy là cô nói thế, còn Hằng còn cô, chuyện hôm nay cô nói để Hằng biết rồi sau này cháu ngẫm lại, cháu khắc hiểu cô nói gì.
– Vâng ạ.
Mẹ cúp máy, mình còn chưa hiểu câu chuyện đầu cua tai nheo ra làm sao thì chị đã hỏi trước
– Thế thì sao ạ? Con vẫn chưa hiểu mẹ có đức ở chỗ nào?
Mẹ im lặng không nói gì, mình ngẫm ngẫm một lúc rồi như kiểu chợt được đả thông đầu óc
– À, con hiểu thế này có phải không? Nếu nhà chị Hằng đứng sau chuyện này. Mình nói thể chẳng khác gì là nói cho bà ấy biết, nhà mình biết rồi đừng hòng qua mặt.
– Còn nếu nhà chị ấy không liên quan, nói thế khác gì chửi xéo nhà người ta.
– Không, nếu ko liên quan không ai nghĩ thế, người ta sẽ nghĩ là mình đang nhắc nhở người ta cảnh giác. Chả có gì sai hết.
– Mẹ, mẹ giải thích đi. Con chưa hiểu mẹ nói thế ý gì cả?
– Tao định nói với nó, nhưng nó bật loa ngoài,tao nghe tiếng vọng rất rõ. Bên cạnh nó còn có người nữa muốn nghe.Nói nhiều quá vào thời điểm này không có lợi gì cả, hơn nữa, tao nghĩ lại rồi, tao cũng ko muốn làm loạn thêm nữa. Thằng Kiên nói đúng, hoặc là cảnh cáo hoặc là nhắc nhở. Chỉ cần thế thôi. Tao cũng không cần phải thắng thua với mày làm gì. Và tao nói thêm một lần nữa. Những cái mà anh em chúng mày hứa hẹn với nhau 5 ngày chưa làm được thì tao làm mất có nửa ngày. Giờ muốn lo việc này nên theo ai thì mày phải rõ hơn ai hết. Nếu mày cảm thấy đủ lông đủ cánh, thì vợ chồng tự lo lấy nhau.
– Vâng
– Tao còn biết là con này là chúa hay bật ghi âm, mày nói chuyện cũng bớt dông dài đi, cái gì đáng nói thì nói, không đáng thì thôi. Người ta chết vì vạ miệng nhiều hơn tai nạn oto đấy con ạ. Nhà mình nói gì thì nói, kinh nghiệm xã hội không bằng dân giang hồ đâu.
Chị lại im lặng, thật ra chưa bao giờ mình thấy bà ấy nhu nhược và yếu lòng đến thế. Lại thở dài. Đàn bà khó làm được việc lớn là vì tấm lòng. Mệt mỏi, mình nhấc xác lên tầng đi tắm.
Đang xả nước trong nhà tắm.thì thấy bà ấy đập cửa thình thình
– Kiên, kiên ơi…- Có gì hoảng hốt trong giọng bà ấy.
– Sao chị- mình thò cái đầu ướt rượt ra.
– Nó đến…thằng viện đến…
– Cái gì?- Mình kinh ngạc. Đóng sầm cửa lại mặc vội bộ đồ mới thay ra.- Chị với em cái quần bò trên móc. Nhanh. Em xuống xem sao, mẹ dưới đấy à?
– Mẹ, quần đùi cũng được. Kệ nó, xuống nghe xem nó nói gì với mẹ. Chị trót nói là ốm rồi, đừng đóng cửa hành lang, chị đứng ngoài nghe.
– Sợ gì nó. Chị theo em xuống đây.- Mình vừa nói vừa lau lau cái tóc.- Đứng nhà mình còn sợ gì ai nữa.
Mình hùng hổ kéo bà ấy xuống nhà. Xuống đến nơi đã thấy mẹ đang pha trà nóng mời khách, hóa ra bà cố ý kéo dài thời gian đợi hai chị em xuống, cho đông đủ. Lúc bấy giờ câu chuyện mới bắt đầu.
– Cháu nói cháu làm ở viện à? Thế cháu gặp thằng Bình nhà cô chưa? Nó có khỏe không cháu?
– Bình khỏe cô ạ, Bình dặn dò cháu là nhắn với cô hết sức lo cho anh ấy.
– Vậy à? Thế thì cháu đợi Bình ra thôi, rồi anh em giải quyết với nhau, chứ cô có nhờ vả gì đâu.
– Vâng, lỗi là do chúng cháu, có hơi đường đột. Chúng cháu cũng tự ý làm mà không thông báo trước với nhà cô. Cháu cũng hơi chủ quan, và tin tưởng anh Bình quá. Cứ nghĩ là dốc sức làm thì là nhà cô sé xử sự đúng cách..
– Thế nào là không đúng cách hả cháu? Để cô nói cho cháu biết. Bình nhà cô nó phạm tội, nó phải bị xử theo đúng quy định của pháp luật. Nhà cô là nhà làm ăn lương thiện. Nhà cô rất tôn trọng luật pháp. Cô nói cho cháu biết, nhà cô có cậu em ruột tên là …(họ tên chú B)… làm …( chức vụ)… ở…( tên cơ quan). Từ khi thẳng Bình nhà cô bị bắt tới nay. Cô cũng chưa thèm nhờ nó một câu. Nhưng giờ cháu đã tới đây nói thế này. Cô xấu hổ vì con cô quá, không ngờ nó phạm pháp không ăn năn hối lỗi, mà còn nghĩ tới chạy tội, lại coi thường pháp luật như vậy. Dám nhờ cả người thi hành pháp luật giúp qua mặt luật pháp. Cô cảm thấy bực và giận con cô quá.
– Cô, dù sao cũng là con mình, làm cha mẹ thì nên lo hết trách nhiệm cô ạ. Chúng cháu đã chuyển tội danh cho anh Bình sang tội nhẹ hơn và có khả năng sẽ chỉ bị án treo hoặc phạt hành chính thôi. Đấy cháu cũng thông báo với cô như thế.
– Cô thật sự rất là xin lỗi cháu, cô không biết là con cô lại bố láo đến thế. Chuyện đã tới mức này thì … Kiên, con gọi cho mẹ chú B tới đây, mẹ đau đầu vì anh con quá, làm mất mặt gia đình quá. Cô không thể có thằng con coi thường pháp luật đến thế này được. Giờ cô sẽ để cậu em cô gặp nói chuyện trực tiếp với cháu, phải cho nó thêm cả tội coi thường pháp luật nữa, phải đi tù, thật nặng vào. Con sập ngay cửa xuống, gọi chú B tới đây.
Mình đứng phắt dậy ra chặn cửa, sập cửa cuốn xuống. Ông kia tới lúc này mặt tái mét, chắc chỉ thiếu nước són ra quần và có dấu hiệu nói lắp
– Không… không cô ơi, chuyện không tới mức như cô nghĩ đâu. Hơn nữa cháu chỉ tới đây để thông báo.
– Sao lại thông báo? Cháu vừa nói với cô là thế nào cơ mà.
– Bình ở trong đấy có nhờ cháu là hết sức giúp đỡ, giờ Bình được chuyển tội danh rồi. Cháu tới đây là để thông báo cho gia đình yên tâm thôi. Việc đấy là do bên công an làm, chứ không có chạy chọt hay gì gì đâu ạ.
– Cháu coi cô như trẻ con, nhể? Thế giờ cô hỏi thật cháu? Bình trong đấy nó có vay mượn, nợ nần, nhờ vả gì không? Giờ cháu viết cho cô cái giấy xác nhận, cô sẽ trả tiền thay nó?
– Không, Bình không nợ gì cháu hết.
– Thế nó có nhờ vả cháu là lo lót cho nó cái gì không?
– Không, anh ấy chỉ nhờ cháu lưu tâm, để ý giúp đỡ thôi ạ.
– Vậy thì cô cảm ơn cháu. Sau này có gì Bình ra, cô sẽ nhắc nhở Bình về chuyện này. Cô cũng muốn là chúng ta coi nhau như một người trong nhà. Cháu hiểu chứ?
– Dạ vâng.
– Mà cháu mặc đồng phục không đeo cầu vai à?
– Dạ không, cháu… bên cháu chỉ có thẻ nghành với hai cái đỏ đỏ ở dưới này thôi ạ.- Ông ý chỉ tay vào cái ve áo. Không như bên an nình.
– À ra thế. Thế cũng gần tới giờ cơm, nhà cô cũng nấu cơm rồi. Mời cháu ở lại xơi cơm với gia đình.
– Dạ thôi, cô cho cháu về, cháu vừa ở cơ quan là qua đây ngay. Phải về tắm rửa qua cái, bẩn quá. Cô mở cửa cho cháu về với.
– Ừ, Kiên ra mở cửa tiễn anh đi con.
– Vâng ạ.
Mình bật cửa lên. Đợi cho cửa lên hết, mình ra ngoài hé cửa kính. Vẫn nghe thấy tiếng mẹ trong nhà bắt tay chúc tụng, chào hỏi một lúc. Mình đứng ngoài đợi cho tới khi ông kia đi khuất thì mới vào nhà.
– Biển số xe bao nhiêu?
– Dạ 30……- Mình giật mình, sao mẹ biết mình nhìn biển số xe chứ.
– Biển thật không?
– Con nghĩ là thật vì chỗ ốc vít vào biển đã rỉ khá lâu rồi.
– Ừ, mày nghe thế có hiểu gì không con.- Mẹ hướng về phía chị
– Con vẫn sợ sợ, nhỡ chẳng may chúng nó thay đổi hồ sơ…
– Đẻ mày đau đ.. quá con ạ. Viện gì cái loại nhà nó. Kiếm đâu được bộ quần áo như quần áo bảo vệ, không cả đi được nốt đôi giày vào cho nó có dáng. Mày tưởng là làm bên công an, cảnh sát với viện muốn mặc sắc phục đi với dép là được đi à? Lúc nó mới đến nhìn cái bộ dạng lếch thếch của nó. Tao đã chán rồi. Sao không diễn cho nó đạt hơn tí nữa cho bõ công tao ngồi tiếp nó. Còn chuyện thay đổi hồ sơ, đây không phải chuyện trẻ con nhà mày mà vừa kí nhoằng một cái đổi giờ không thích lại kí đổi lại. Nói cho biết giả sử hôm rồi, nhà mày có không đưa tiền cho người ta, chỉ cảm ơn suông. Người ta cũng chỉ tím mặt mà nhớ tên chúng mày trong đầu để gây khó dễ việc khác thôi, chứ không dở hơi mà đi đổi lại hồ sơ về như cũ đâu. Có phải cái mở giấy lộn nhà mày đâu mà muốn viết sao thì viết. Sau này chẳng may có thanh tra thì giải trình làm sao?
– Vâng, con xin lỗi.
– Thằng này rất là liều. Phải có ai đứng sau giật dây. Nó mới dám cả gan tới tận nhà như thế này. Việc này chắc không đơn giản. Kiên, mày tí vào mày tính lưu lại đoạn video vừa rồi và cả xem cả camera ngoài sân xem có ghi được biển số xe không. Đây, cắm vào máy tính – Mẹ đưa cái điện thoại cho mình- Cop cho tao đoạn tao vừa nói chuyện với nói ra. Sợ sau này có phải dùng đến. Việc hôm nay, đáng lẽ phải nhốt nó trong này đánh cho thừa sống thiếu chết mới thả ra, nhưng thôi, việc nhà đang thế này. Không nên dính thêm rắc rối nữa. Dọa nó thế là đủ rồi. Sợ thật đấy.
– Vâng.
– Cứ tình hình này, bên cái Hằng có khi rồi cũng đang bị hành cho quay như chong chóng thôi. Cái quán bar ấy, rồi chả được mấy ngày nữa đâu. Linh, mày xem thế nào giờ là lúc nhạy cảm… Nếu cảm thấy không đủ khả năng thì nhả ra con ạ.
– Giờ con mệt mỏi quá, không muốn nghĩ đến…
– Còn không nhà được … những gì là của mình, thì phải nắm chặt tay mà giữ lấy. Bóp chết những đứa mon men lại gần…