Truyện Dài – Người Tình

Bảy năm trước đây, năm 1985, nhân một chuyến đi Paris, tôi có mua ở một tiệm sách kiệu Saint Michel cuốn L Amant của nhà văn Pháp ra đời ở Việt Nam, Marguerite Duras. Nhớ năm đó cuốn sách vừ*a được nhà Editions de Minuit xuất bản đã tức khắc gây chấn động lớn, vùn vụt đạt tới số bán kỷ* lục, đứng hàng đầu nhữ*ng cuốn best-sellers cùng một mùa sách, sau đó được trao tặng giải thưởng Goncourt, với Marguerite Duras là một trường hợp vô cùng đặc biệt, gần như chưa từ*ng có trong lịch sử* giải thưởng văn chương danh tiếng này. Vì chủ trương của Goncourt là chỉ tìm trao tặng cho một tài viết mới, về một tác phẩm đầu, như một khám phá mới. Tài viết đạt tới tột đỉnh khi đó ở “lão bà” Marguerite Duras, với kiệt tác L Amant, đã cho cả một thế hệ nhữ*ng nhà văn mới của văn chương tiểu thuyết Pháp “đi chỗ khác chơi”. Và đã tạo bà thành một ngoại lệ không tiền khoáng hậu.
Tôi đọc L Amant trên chuyến bay trở về. Rồi quên đi. Cuốn sách cũng bỏ mất đâu đó. Một phần vì nhữ*ng cái đọc thích hợp với đường xa ở tôi, và để quên lãng đường dài, thường là loại truyện gay cấn, hồi hộp, căng thẳng. Như tiểu thuyết giả tưởng của Robert Ludlum hoặc gián điệp của John Le Carré. Mà cõi văn bác học, trí tuệ, với một nghệ thuật xử* dụng từ* ngữ* độc đáo và bậc thầy của Duras thì không phải vậy mà trái lại. Nó đòi hỏi một cái đọc thông minh và có suy nghĩ, để lĩnh hội được cái hay ở từ*ng giòng, từ*ng chữ*, với điều mà nhữ*ng nhà phê bình thán phục và nói đến trước nhấ ở Duras là bút pháp, là cách viến của Duras.
Bây giờ đọc lại L Amant, vẩn nguyên bản chữ* Pháp, Kiều Chinh cho mượn, Kiều Chinh vừ*a sang Paris đầu năm nay và cũng mua cuốn sách ở một tiệm sách khu Saint Michel như tôi, tôi vào được với tiểu thuyết hơn lần đọc đầu. Vì cái đọc lại kỹ lưỡng hơn. Tuy vậy tôi nghĩ văn chương tiểu thuyết của Duras vẫn còn nhiều điểm tinh lọc nằm tiềm ẩn và vô hình giữ*a hai hàng chữ*, gọi đó là nhữ*ng “vùng im lặng” ghê gớm của ngôn ngữ* Duras mà tôi chưa thấy được hết. Ðể có đủ tư cách và thẩm quyền nói về bà, như một nhà văn nói về một nhà văn. Nên chỉ có thể có ít điều khiêm nhượng và khái quát về Duras. Như một người đọc Duras bình thường và còn đang tìm đọc.
Quy định tầm vóc và kích thước Marguerite Duras, đặt trong số nhữ*ng tác giả lớn của thời hiện đại, nhữ*ng sử* gia văn học thường nói tới trước hết hai điểm hơn người của Duras. Một là trong ngót 50 năm ngồi trước bàn việt, bằng một thể lự*c sáng tác tươi tốt và sung mãn ở ngoài mọi tưởng tượng, từ* truyện dài thứ nhất Les Imprudents xuất bản năm 1930 đền cuốn La Douleur mới đây nhất (cũng là một best-seller) năm 1985 và sau L Amant, Duras đã là tác giả của một số lượng tác phẩm vĩ đại như hiếm có một nhà văn cùng thời với bà có được: trên 50 tác phẩm. Tính đổ đồng, mỗi năm Duras một cuốn sách Duras. Văn chương nữ* giới Pháp cũng có nhữ*ng tài năng hiển lộng lâu dài với nhữ*ng tác phẩm số nhiều. Như Simone de Beauvoir, Francoise Mallet Jorris. Như Francoise Sagan, Nathalie Sarraute. Nhưng so sánh, không ai bằng được Duras. Qua hình ảnh một giòng sông đầy ắp và chảy xiết, chảy xiết không ngừ*ng, người ta thấy cái vóc dáng trái núi của Duras, một nhà văn, bằng đời sống và văn chương mình, đã sống nóng bỏng và tận cùng với thời đai mình. Như bây giờ đã 78 tuổi và là bạn thân của Tổng Thống Pháp đương nhiệm Francois Mitterrand, bà vẫn còn đang sống bằng một thế sống rất mạnh mẽ, cái thế sống của một trái núi. Vị lão bà này hết xảy thật. Với nhữ*ng thế kiếm, mà kiệt tác L Amant là một bằng chứng, càng tới cuối đời càng lấp lánh. Và như thế, trong tư thế độc lập nhất của một nhà văn độc lập.
Ðiểm hơn người thứ hai, còn đáng thán phục gấp bội điểm thứ nhất, là tài năng ở Marguerite Duras không chỉ đóng khung trong một lãnh vự*c duy nhất, thí dụ lãnh vự*c tiểu thuyết. Mà là một tài năng tổng hợp, đa dạng, với nhữ*ng hiển lộng cùng tốt đẹp như nhau trên nhiều địa hạt văn học nghệ thuật khác biệt. Như một con đường, một giòng sông tự* nhân lên và tự* phân chia được tới nhiều phương hướng. Nói cách khác, như nhữ*ng lấp lánh nhiều mặt của một hạt kim cương. Văn học nghệ thuật có ba lãnh vự*c chính. Là tiểu thuyết, sân khấu và điện ảnh. Cả ba lãnh vự*c này, với Duras và chỉ thấy ở Duras, không có một ranh giới, một phân biệt nào hết. Không có một sở đoản nào hết mà cùng là một sở trường. Do nơi nếu tiểu thuyết có một ngôn ngữ* là kỹ thuật riêng, và điện ảnh, sân khấu cũng vậy, thì Duras, như một trường hợp hy hữ*u, đã có được với bà cả ba ngôn ngữ* và kỹ thuật ấy, chúng hòa hợp ở bà thành một ngôn ngữ* và kỹ thuật chung và pháp huy tài năng bà thành một tài năng muôn mặt. Khiến bà là một tiểu thuyết gia đại tài còn là một kịch tác gia, một điện ảnh gia lỗi lạc, không chỉ viết tiểu thuyết mà còn viết kịch, dự*ng kịch, viết truyện phim và dự*ng tiểu thuyết thành phim.
Ðọc bản liệt kê toàn bộ tác phẩm của Duras, với nhữ*ng ghi chú tường tận về từ*ng thể loại, ta thấy rất rõ sự* đa dạng ấy. Như Un Barrage Contre le Pacifique, năm 1950, Moderato Cantabile, hai tiểu thuyết của bà cũng do chính bà chuyển thành phim truyện. Như Hiroshima mon Amour, năm 1960, viết thẳng thành truyện phim và đối thoại. Nhiều tác phẩm điện ảnh khác nữ*a mà tác giả và người thự*c hiện cùng là Dura. Như India Song, năm 1973, Le Camion, năm 1977, Les Mains Négatives, năm 1979, vân vân. Mở một dấu ngoặc: Un Barrage Contre le Pacifique, Moderato Cantabile là Hiroshima mon Amour đã được đánh giá như nhữ*ng kiệt tác điện ảnh của thế kỷ* này. Còn về kịch nghệ, cũng rất phong phú, là nhữ*ng vở L Amante Anglaise, năm 1968, L Eden Cinéma, năm 1977, La Bête danh la Jungle, La Danse de la Mort năm 1984, vân vân.
Tất cả, cùng một dấu ấn Duras. Từ* một tài năng tổng hợp rự*c rỡ thể hiện trên nhiều lãnh vự*c và chỉ thấy ở Duras, như đã nói ở trên.
Ở mấy giòng mở đầu nói về cuốn La Douleur, viết dưới thể nhật ký, thời kỳ* nước Pháp thua trận và bị phát-xít Ðức chiếm đóng, Marguerite Duras tiết lộ rằng tập bản thảo bà chỉ tình cờ thấy lại trong hộc tủ một chỗ ở cũ rất nhiều năm sau, bà kinh ngạc về tập nhật ký viết rồi quên đi, quên hẳn, không mảy may nhớ tới là có nó nếu không có sự* tình cờ. Và đọc lại, bà không thể nào hiểu đượccái tại sao và cái bởi đâu của nhữ*ng điều do chính tay bà đã viết ra: “Nhật ký ấy tôi viến nó lúc nào, năm tháng nào, vào nhữ*ng giờ giấc nào của ngày, trong căn nhà nào, tôi hoàn toàn không nhớ được gì hết.”
Cuốn L Amant, như một ngược đường trở về một thời gian và một không gian xa thẳm, thời gian ấy là 60, 70 năm về trước, không gian ấy là một vùng trời đất Việt Nam, vừ*a là nơi chốn ra đời vừ*a là cử*a ngõ vào đời, không phải là một bản thảo nhiều năm sau mới tình cờ thấy lại và bằng một trí nhớ đã bị bôi xóa đến tận cùng như thế. Trái lại. Và tại sao? Tại vì cái xứ sở thuộc địa cũ của “mẫu quốc” Pháp là Le Cochinchine, là miền Nam Việt Nam, tuy đã khuất cách nghìn trùng là không bao giờ trở lại đã có một tầm quan trọng và gắn bó rất lớn lao đối với Duras, không chỉ với tình cảm và nội tâm bà mà còn với văn chương bà nữ*a. Như Việt Nam đã từ*ng được đề cập tới ở Un Barrage Contre le Pacifique, Le Vice Consul, Eden Cinéma. Tới L Amant thì hoàn toàn và trọn vẹn hơn, bởi đã là khung cảnh cho truyện từ* trang đầu đến trang cuối, như không phải là người con gái Pháp và chàng thanh niên gốc Hoa, mà Việt Nam mới là nhân vật chính. “Tôi không thể giải thích được rõ rệt tại sao, chỉ cảm thất nơi chốn chào đời ấy, với tuổi nhỏ và tuổi trẻ tôi ở đó, càng về cuối đời càng trở thành một hiện tại sáng rỡ trong tôi, như đó là bản mệnh tôi, như chính phần đời xa thẳm ấy tạo ra tất cả nhữ*ng phần đời của tôi sau nó. Và điều lạ lùng, cuốn sách này còn như một chiếu sáng, một cắt nghĩa cho tất cả nhữ*ng cuốn sách tôi đã viến ra. “Marguerite Duras đã trả lời tuần báo Pháp Le Nouvel Observateur như vậy khi bà được phỏng vấn về cuốn L Amant.
Và chúng ta đã hiểu tại sao L Amant là một trong mấy tác phẩm chủ yếu nhất của văn nghiệp Duras. Riêng với người đọc Việt Nam chúng ta, cùng được có chung với bà một vùng trời sinh trưởng, tôi nghĩ L Amant là tác phẩm phải tìm đọc nhất. Do vậy, tôi rất tán đồng cơ sở xuất bản Hồng Lĩnh đã chuyển ngữ* kiệt tác này của Duras sang tiếng Việt. Với bản dịch nghiêm chỉnh và trong sáng của Phạm Việt Cường.
Một ngày nọ, khi tôi đã già, một người đàn ông tiến đến bên tôi, ở lối vào một nơi công cộng. Ông ta tự* giới thiệu mình, rồi nói, “Tôi biết bà đã từ* nhiều năm rồi. Ai cũng nói khi còn trẻ bà rất là xinh đẹp, nhưng tôi lại muốn nói với bà rằng tôi nghĩ hiện giờ bà còn xinh đẹp hơn thời ấy nữ*a. Tôi yêu thích khuôn mặt bà như nó đang là lúc này hơn là khuôn mặt bà khi còn là thiếu nữ*. Một khuôn mặt bị tàn phá.”
Tôi thường nghĩ đến hình ảnh mà chỉ riêng mình tôi có thể nhìn thấy bây giờ, nghĩ đến cái hình ảnh mà tôi không bao giờ nói đến. Nó luôn luôn ở đó, vẫn ở trong cùng một sự* im lặng đáng ngạc nhiên. Ðó là hình ảnh duy nhất của chính tôi mà tôi yêu mến, hình ảnh duy nhất mà qua đó tôi nhận ra chính mình, qua đó tôi lấy làm vui sướng.
Ngay từ* lúc mới khởi đầu của đời sống tôi, mọi sự* đều đã là quá trễ. Cũng đã là quá trễ muộn rồi ngay khi tôi được mười tám tuổi. Giữ*a tuổi mười tám và hai mươi lăm, khuôn mặt tôi đã cuốn trôi theo một chiều hướng mới. Tôi trở nên già nua ở tuổi mười tám. Tôi chẳng biết là việc này có xảy ra giống như vậy đối với mọi người không, tôi không bao giờ hỏi ai về điều đó cả. Nhưng tôi tin rằng tôi đã từ*ng nghe nói về cái cách mà thời gian có thể bất chợt trôi qua nhanh hơn đối với con người, ngay cả khi người ta đang trải qua nhữ*ng giai đoạn trẻ trung và vô cùng quý báu trong đời. Sự* lão hóa của tôi rất đột ngột. Tôi đã nhìn thấy nó trải bày ra trên diện mạo tôi từ*ng nét một, làm thay đổi mối liên hệ của chúng, làm cho đôi mắt to hơn, nét mặt buồn bã hơn, cái miệng dứt khoát hơn, và để lại nhữ*ng nếp nhăn hằn sâu trên trán. Nhưng thay vì bị mất tinh thần, tôi đã nhìn diễn tiến này với cùng một sự* thích thú mà tôi có thể có được khi đọc một quyển sách. Và tôi biết rằng tôi đúng, tôi biết rằng một ngày nào đó sự* lão hóa này sẽ chậm lại và sẽ đi theo nhịp độ bình thường của nó. Nhữ*ng người đã từ*ng biết tôi lúc tôi mười bảy tuổi, khi tôi đến Pháp, đều ngạc nhiên khi họ gặp lại tôi hai năm sau đó, lúc tôi mười chín tuổi. Và kể từ* đó tôi đã giữ* mãi khuôn mặt ấy, một khuôn mặt mới mà tôi đã có từ* ngày đó. Ðó là khuôn mặt của tôi. Dĩ nhiên nó vẫn bị già đi, nhưng tương đối ít già hơn là đáng lẽ nó phải bị. Nó bị ghi dấu bằng nhữ*ng nếp nhăn khô sâu trên làn da nứt nẻ. Nhưng gương mặt tôi đã không bị suy sụp hẳn, như một vài gương mặt xinh đẹp đã từ*ng bị. Nó vẫn giữ* được nhữ*ng đường nét cũ, nhưng thự*c chất của nó đã bị tàn phá. Tôi có một khuôn mặt bị tàn phá.
Thế đấy, tôi mười lăm tuổi rưỡi.
Trên chuyến phà qua sông Cử*u Long.
Cái hình ảnh kéo dài suốt chuyến qua sông.
Tôi mười lăm tuổi rưỡi, không có tiết mùa nào cả nơi phần đất đó của thế giới, chúng tôi chỉ có một mùa, nóng bức, đơn điệu, chúng tôi ở trong một vòng đai dài nóng bức của trái đất, nơi không có mùa xuân, không có sự* phục hồi.
Tôi đang ở trong một trường nội trú tại Sài gòn. Tôi ăn và ngủ ở đó, nhưng theo học trường trung học của người Pháp. Mẹ tôi là một giáo sư và bà muốn con gái của bà có một trình độ học vấn trung học. “Con phải theo học trường trung học.” Nhữ*ng gì đã từ*ng là đầy đủ cho bà không còn đủ cho con gái bà nữ*a. Trường trung học và kế đó là một mảnh bằng kha khá nào đó về toán. Ðó là nhữ*ng điều đã được nói nhai nhãi vào tai tôi từ* khi mới bắt đầu cắp sách đến trường. Không bao giờ tôi dám nghĩ đến việc có thể trốn thoát khỏi cái mảnh bàng về toán đó cả, nên tôi vui lòng trao cho bà niềm hy vọng đó. Mỗi ngày tôi nhìn bà hoạch định tương lai cho chính bà và cho con cái. Rồi đến khi bà không thể hoạch định ra một điều gì lớn lao cho nhữ*ng đứa con trai của mình nữ*a, thì bà liền trù tính nhữ*ng tương lai khác, nhữ*ng tương lai để dùng thay thế, nhưng chúng cũng vẫn phục vụ cho mục đích của chúng, chúng phác họa thời gian nằm phía trước. Tôi nhớ đến nhữ*ng lớp học về kế toán của người anh kế tôi. Ở Trường Hàm Thụ Phổ Thông – đủ các năm học, đủ các trình độ. Tụi con phải ráng theo cho kịp, mẹ tôi vẫn thường nói. Nhưng chuyện học hành chỉ kéo dài được bangày, không bào giờ được đến bốn hôm. Không bao giờ. Chúng tôi phải bỏ học Trường Phổ Thông mỗi khi mẹ được bổ nhiệm đến nơi khác. Và lại bắt đầu lần nữ*a ở nơi kế đó. Mẹ tôi đã tiếp tục như thế trong suốt mười năm. Chẳng có gì tốt đẹp cả. Anh kế tôi trở thành một viên thư ký kế toán ở Sài gòn. Không có một trường kỹ thuật nào ở các thuộc địa cả, và chúng tôi mang ơn điều đó, vì nhờ vậy anh cả tôi mới có được chuyến đi sang Pháp. Anh ở lại Pháp trong nhiều năm để theo học trường kỹ thuật. Nhưng anh đã không duy trì được việc học. Chắc hẳn là mẹ tôi cũng biết chuyện đó. Nhưng bà không có sự* lự*a chọn nào khác, anh phải được tách rời khỏi hai đứa con kia. Trong suốt nhiều năm anh không còn là một phần tử* của gia đình nữ*a. Chính vào lúc anh đang ở xa, mẹ tôi đã mua miếng đất. Ðó là một việc làm kinh khủng, nhưng đối với chúng tôi, nhữ*ng đứa trẻ con còn ở lại, chuyện đó không đến nỗi khủng khiếp như sự* hiện diện của tên giết người, tên giết con nít ban đêm, đêm của gã săn người.
Người ta thường nói với tôi là việc trải qua suốt thời thơ ấu trong ánh mặt trời quá mạnh mẽ đã tạo ra chuyện ấy. Nhưng tôi không bao giờ tin điều đó. Tôi cũng nghe nói là chính sự* nghèo khổ đã làm cho chúng tôi trở nên ủ ê. Nhưng không, không phải thế. Vâng, bọn trẻ con ở đây trông giống như nhữ*ng người già nhỏ choắt vì nạn đói kinh niên, điều đó thì đúng. Nhưng đối với chúng tôi thì không, chúng tôi không bị đói khát. Chúng tôi là nhữ*ng đứa bé da trắng, chúng tôi có xấu hổ vì phải bán đi bàn ghế trong nhà, nhưng chúng tôi không đói, chúng tôi có một người giúp việc và chúng tôi được ăn uống. Phải thừ*a nhận là đôi khi chúng tôi đã phải ăn đến đồ lòng ruột – cò vạc, cá sấu con – nhưng đồ lòng ruột này đã được nấu nướng và được người làm dọn lên, và đôi khi chúng tôi cũng khước từ* không ăn và lấy làm thích thú với sự* xa hoa trong việc từ* chối như thế. Không, điều gì đó đã xảy ra khi tôi mười tám tuổi, đã đưa đến sự* định hình gương mặt này. Hẳn là vào lúc ban đêm. Tôi sợ chính tôi, tôi sợ Thượng Ðế. Trong ánh sáng ban ngày, tôi ít sợ hơn, và cái chết dường như ít quan trọng hơn. Nhưng nó luôn luôn ám ảnh tôi. Tôi đã muốn giết – người anh cả của tôi, tôi đã muốn giết anh, để có một lần thắng thế anh, chỉ một lần, và nhìn anh chết. Tôi đã muốn làm vậy để lấy đi khỏi tầm nhìn của mẹ tôi cái đối tượng thương yêu của bà, đứa con trai đó của bà, để trừ*ng phạt bà về việc yêu thương hắn quá nhiều, quá trầm trọng, và trên hết như tôi đã nói với chính mình – để cứu thoát người anh kế, người mà tôi xem như người em trai của tôi, đứa con nhỏ của tôi, cứu thoát anh khỏi việc sống một cuộc đời đã bị người anh cả đè chồng lên, thoát khỏi tấm màn đen phủ che ánh sáng đó, thoát khỏi cái luật lệ được ban phát và đại diện bởi người anh cả, là một con người nhưng đó lại là luật lệ dành cho thú vật, thứ luật lệ lấp đầy từ*ng khoảnh khắc, từ*ng ngày trong đời người anh kế với nỗi sợ hãi, nỗi sợ hãi đã chạm đến tim anh và giết chết anh một ngày nào đó.
Tôi đã viết nhiều về nhữ*ng thành viên trong gia đình tôi, nhưng lúc bấy giờ họ đều còn sống, mẹ tôi và nhữ*ng người anh tôi. Và tôi đã đi vòng quanh họ, đi vòng quanh tất cả nhữ*ng điều này mà không thự*c sự* nắm bắt lấy họ.
Chương 2 …

Câu chuyện của đời tôi không hiện hữ*u. Không hiện hữ*u. Không bao giờ có bất kỳ* một tâm điểm nào cho nó. Không lối ngõ, không đường nét. Có nhữ*ng nơi chốn lớn rộng để bạn giả vờ như vẫn thường có một ai đó ở đấy, nhưng điều đó không có thự*c, không có một ai cả. Câu chuyện về một phần nhỏ tuổi trẻ tôi thì tôi đã viết rồi, không ít thì nhiều – tôi muốn nói là cũng đủ để người ta có thể có một cái nhìn khái quát về nó. Về phần này, tôi muốn nói đến lúc đang băng qua sông. Ðiều tôi đang làm bây giờ vừ*a khác biệt mà cũng vừ*a tương tự*. Trước đây tôi đã nói về nhữ*ng thời kỳ* trong sáng, nhữ*ng thời kỳ* ngập tràn ánh nắng. Giờ đây tôi sắp nói về nhữ*ng thời kỳ* ẩn giấu của cùng một tuổi trẻ đó, của một vài sự* kiện, cảm nghĩ, biến cố mà tôi đã chôn vùi. Tôi bắt đầu viết trong nhữ*ng khung cảnh làm cho tôi dè dặt. Viết, đối với nhữ*ng con người đó, vẫn còn là một điều gì có tính chất đạo đức. Ngày nay dường như việc viết vẫn thường không là gì nữ*a cả. Ðôi khi tôi nhận ra rằng nếu viết không phải là tất cả mọi điều, không phải là tất cả nhữ*ng mâu thuẫn trộn lẫn, không phải là sự* tìm kiếm điều hư ảo và sự* thiếu thốn, thì nó không là gì cả. Nếu trong mỗi thời kỳ*, nó không là tất cả mọi điều trộn lẫn vào nhau thành một thự*c thể không thể diễn tả nào đó, thì viết không là gì cả mà chỉ là sự* quảng cáo mà thôi. Nhưng tôi luôn luôn không có ý kiến gì cả, tôi có thể thấy rằng tất cả mọi sự* lự*a chọn bây giờ đang mở ra, dường như không còn nhữ*ng chướng ngại nữ*a, viết tự*a như là lúng túng tìm một nơi chốn nào đó để ẩn trốn, để được viết, để được đọc. Tính chất không thích đáng căn bản của nó không còn được chấp nhận nữ*a. Nhưng từ* chỗ này thì tôi thôi không suy nghĩ về nó.
Giờ đây tôi thấy rằng khi tôi còn rất trẻ, mười tám, mười lăm tuổi, tôi đã có một khuôn mặt báo trước cái khuôn mặt mà tôi sẽ nhận lấy vì rượu trong tuổi trung niên rồi. Rượu đã hoàn thành điều mà Thượng Ðế đã không làm. Tôi đã mang khuôn mặt của một kẻ nghiền rượu đó từ* trước khi tôi uống rượu. Rượu chỉ chứng thự*c nó mà thôi. Khuôn mặt đó đã có sẵn chỗ để tồn tại trong tôi. Tôi đã biết điều đó cũng như nhữ*ng người khác, nhưng kỳ* lạ thay, tôi đã biết trước khi nó xảy đến. Cũng giống như nơi chốn cho dục vọng đã tồn tại trong tôi. Ở cái tuổi mười lăm tôi đã có khuôn mặt của sự* hoan lạc, dù rằng tôi không biết gì về hoan lạc cả. Khuôn mặt đó không thể nào nhầm lẫn được. Ngay cả mẹ tôi hẳn đã phải nhìn thấy điều đó. Nhữ*ng người anh tôi đã thấy. Mọi chuyện đã khởi đầu với tôi như thế với khuôn mặt đầy tội lỗi, mỏi mệt đó, với nhữ*ng quầng thâm quanh mắt đó, đến trước cả thời gian và kinh nghiệm.
Tôi mười lăm tuổi rưỡi. Ðang qua sông. Ðang trở lại Sài gòn và tôi có cảm tưởng nhưđang trên một cuộc hành trình, đặc biệt là khi tôi dùng xe đò, và sáng nay tôi vừ*a đáp xe đò từ* Sa Ðéc, nơi mẹ tôi là hiệu trưởng của trường Nữ* trung học. Lúc ấy đang vào cuối một kỳ* nghỉ hè nào đó, tôi không nhớ rõ. Tôi vừ*a trải qua kỳ* nghỉ hè trong ngôi nhà nhỏ được cấp phát nhờ vào công việc của mẹ tôi. Và hôm ấy tôi trở lại Sài gòn, trở lại ký túc xá. Xe đò tỉnh khởi hành từ* khu chợ ở Sa Ðéc. Như thường lệ, mẹ đến tiễn tôi đi, và nhờ người tài xế trông nom giùm. Bà luôn luôn đặt tôi dưới sự* trông chừ*ng của nhữ*ng người tài xế xe đò, để phòng khi có tai nạn, hoặc hỏa hoạn, hoặc hiếp dâm, hoặc bị chặn cướp, hoặc một sự* rủi ro chết người nào đó trên phà. Như thường lệ, bác tài xế để tôi ngồi bên cạnh ông phía trước, nơi lô ghế dành cho hành khách da trắng.
Chương 3…

Tôi nghĩ rằng chính là trong chuyến đi này mà hình ảnh đó đã trở thành biệt lập, tách rời khỏi nhữ*ng chuyện khác. Lẽ ra là nó có thể hiện hữ*u, có thể là một bức ảnh đã được chụp, hệt như một bức ảnh nào khác, ở một nơi nào đó, trong nhữ*ng hoàn cảnh khác. Nhưng nó đã không được chụp. Chủ đề thì quá mơ hồ. Ai lại có thể nghĩ đến một điều như thế? Bức ảnh có thể chỉ được chụp nếu ai đó có thể biết trước được rằng biến cố đó, chuyến qua sông đó sẽ quan trọng như thế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng trong khi chuyện đó đang xảy ra, thì ngay cả sự* hiện hữ*u của nó cũng không ai biết đến. Ngoại trừ* Thượng Ðế. Và đó là lý do tại sao – không thể có cách nào khác hơn nữ*a – hình ảnh đó không hiện hữ*u. Nó đã bị bỏ sót. Bị quên lãng. Nó đã không bao giờ được tách ra hoặc lấy đi khỏi nhữ*ng cái khác. Và chính nhờ điều này, nhờ vào việc bức ảnh đã không được tạo ra này, mà hình ảnh đó có được cái công dụng của nó:công dụng tiêu biểu cho một điều gì tuyệt đối và công dụng làm kẻ sáng tạo ra một điều gì tuyệt đối.
Như thế đó, chính là trong khi vượt qua một nhánh sông Cử*u Long, trên một chuyến phà chạy đường Vĩnh Long – Sa Ðéc trong cánh đồng lúa bùn sình mênh mông phía nam Nam Kỳ*. Cánh Ðồng Chim.
Tôi ra khỏi xe đò. Tôi bước đến bên lan can phà. Tôi nhìn dòng sông. Thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nói với tôi rằng trong suốt cuộc đời, tôi sẽ không bao giờ nhìn thấy lại nhữ*ng dòng sông đẹp đẽ, lớn rộng và hoang dã như nhữ*ng dòng sông này nữ*a, dòng Cử*u Long và nhữ*ng nhánh của nó, chảy về biển, nhữ*ng khu vự*c mênh mông nước chẳng mấy chốc tan hòa vào nhữ*ng vũng biển sâu thẳm. Trong nhữ*ng đồng bằng hút mắt chung quanh, nhữ*ng con sông chảy xiết như thể mặt đất nghiêng dốc xuống.
Tôi luôn luôn ra khỏi xe đò mỗi khi lên phà, ngay cả vào ban đêm, bởi vì tôi luôn luôn sợ hãi, sợ nhữ*ng dây cáp có thể đứt rời và chúng tôi có thể bị cuốn trôi ra biển cả. Trong dòng nước khủng khiếp đó, tôi nhìn nhữ*ng thời khắc cuối cùng của mình. Dòng nước mạnh bạo đến nỗi nó có thể cuốn trôi mọi thứ – nhữ*ng tảng đá, ngôi nhà thờ, một thành phố. Có một trận cuồng phong nào đó đang ào ạt thổi bên dưới mặt nước. Gió rít dữ* dội.
Tôi đang mặc một chiếc áo bằng lụa thật, nhưng đã mòn xơ xác gần như trong suốt. Chiếc áo đó nguyên là của mẹ tôi. Một ngày nọ bà quyết định là màu áo quá sáng đối với bà nên bà trao nó cho tôi. Ðó là một chiếc áo tay trần với cổ áo thật rộng. Nó có màu lụa nâu đen vì đã mặc nhiều lần. Ðó là chiếc áo mà tôi còn nhớ. Tôi nghĩ nó thích hợp với mình. Tôi mang một sợi dây nịt da, có lẽ là của một trong hai ông anh của tôi. Tôi không thể nhớ lại nhữ*ng đôi giày tôi thường mang trong nhữ*ng ngày đó nữ*a, chỉ còn nhớ một vài chiếc áo mà thôi. Tôi thường đi nhữ*ng đôi dép bằng vải bố, không mang vớ. Tôi đang nói đến khoảng thời gian trước khi học trung học ở Sài gòn. Dĩ nhiên, kể từ* đó tôi luôn luôn mang giày. Trong cái ngày đặc biệt đó, chắc là tôi phải mang đôi giày cao gót có dát vàng thật “chiến” đó. Tôi thấy không còn đôi nào khác có thể mang được, nên phải mang đôi đó. Mẹ đã mua cho tôi với giá thật hời. Tôi mang đôi giày kim tuyến đó đi học. Ðến trường với đôi giày dùng cho ban đêm có trang trí nhữ*ng cánh hoa nhỏ lóng lánh. Tôi rất ưa thích đôi giày đó. Tôi không thích đôi nào khác cả, và cho tới ngày nay tôi vẫn còn thích được mang đôi giày đó. Nhữ*ng đôi giày đế cao này tôi mang lần đầu tiên trong đời, chúng rất đẹp, chúng làm lu mờ tất cả nhữ*ng đôi giày đã có trước đó, nhữ*ng đôi có đế thấp, dùng để chơi đùa chạy nhảy, làm bằng vải bố trắng.
Dù vậy, không phải là đôi giày đã làm cho cô gái trông lạ lùng đến thế, ăn vận kỳ* khôi đến thế đâu. Không, chính vì cô đang đội một chiếc mũ vành phẳng của đàn ông, một chiếc mũ dạ màu nâu hồng có dây ruban lớn màu đen.
Tính chất mơ hồ quyết định của hình ảnh đó nằm ở chiếc mũ.
Tôi đã quên không nhớ mình lại đội chiếc mũ đó trong trường hợp nào. Tôi không thể nghĩ ra được là ai đã có thể đưa nó cho tôi. Chắc hẳn là mẹ đã mua vì tôi đã yêu cầu bà. Có điều chắc chắn là đó cũng là một món hàng được giảm giá tối đa nữ*a. Nhưng tại sao lại mang chiếc mũ đó chứ? Vào lúc bấy giờ không một phụ nữ* nào, không một cô gái nào đội mũ dạ của đàn ông trên thuộc địa đó cả. Ngay đến nhữ*ng phụ nữ* bản xứ cũng không. Chắc chuyện đó đã xảy ra như thế này: Tôi chỉ thử* đội nó để nghịch mà thôi, nhìn mình trong mảnh gương ở cử*a hàng, rồi tôi chợt thấy rằng, bên dưới chiếc mũ đàn ông đó, cái vóc dáng vụng về gầy gò, sự* bất xứng của tuổi nhỏ, đã biến thành một điều gì khác. Ðã ngưng là một sự* áp đặt thô bỉ, không thể tránh né của tạo hóa. Trái lại, đã trở thành một sự* lự*a chọn đầy khiêu khích đối với hóa công, một sự* lự*a chọn của tinh thần. Bất chợt, tôi nhìn thấy chính mình như một kẻ khác, như một người khác có thể được nhìn, bên ngoài chính tôi, sẵn sàng cho tất cả mọi người, sẵn sàng cho tất cả mọi đôi mắt, trong cái vòng lưu chuyển của nhữ*ng thành phố, nhữ*ng cuộc hành trình, khát vọng. Tôi lấy chiếc mũ, và không bao giờ rời bỏ nó nữ*a. Việc có nó, chiếc mũ này, mà chỉ một mình nó không thôi cũng đã làm cho tôi trở thành một toàn thể, nên lúc nào tôi cũng đội nó. Ðối với nhữ*ng đôi giày chắc là cũng rất giống như thế, nhưng đứng sau chiếc mũ. Chúng trái ngược vớichiếc mũ, giống như chiếc mũ trái ngược với tấm thân thể nhỏ bé của tôi, và như thế chúng lại thích hợp với tôi. Tôi cũng luôn luôn dùng chúng, đi khắp nơi với nhữ*ng đôi giày này, chiếc mũ này, ngoài trời, trong mọi thời tiết, vào mọi dịp. Và xuống phố.
Tôi tìm thấy một bức ảnh của con trai tôi khi nó hai mươi tuổi. Nó ở California với bạn, Erika và Elizabeth Lennard. Nó gầy gò, gầy đến nỗi người ta cũng có thể nghĩ nó là một người Uganda da trắng. Nụ cười kiêu hãnh, nhạo báng của nó đập vào mắt tôi. Nó đang cố gắng tạo cho mình cái hình ảnh sai lạc của một gã bụi đời trẻ tuổi. Ðó là cái hình ảnh mà nó thích nhìn thấy ở chính nó, nghèo nàn, với cái nhìn của đứa bé tội nghiệp đó, cái thái độ của một người trẻ tuổi gầy gò nào đó. Bức hình này gần gũi nhất với bức hình không bao giờ được chụp của cô gái trên phà.
Người đã mua chiếc mũ màu hồng vành phẳng với dây ruban đen lớn là bà ta, người phụ nữ* trong một bức ảnh khác, mẹ tôi. Tôi nhận ra bà dễ dàng hơn trong bức ảnh đó, so với nhữ*ng bức ảnh chụp gần đây. Ðó là sân trong ngôi nhà cạnh Hồ Tây ở Hà Nội. Chúng tôi chụp chung, bà và chúng tôi, các con của bà. Tôi được bốn tuổi. Mẹ tôi ở chính giữ*a bức ảnh. Tôi nhận ra cái cách đứng vụng về của bà, cái cách bà không mỉm cười, cái cách bà chờ bức ảnh được chụp cho xong. Căn cứ vào gương mặt cau có, vào sự* xộc xệch nào đó trên quần áo, vào diện mạo uể oải của bà, tôi có thể nói rằng lúc ấy trời nóng bức lắm và bà đã mỏi mệt, buồn nản. Nhưng cũng chính trong cái cách ăn mặc rất là lộn xộn của chúng tôi, bọn trẻ chúng tôi, mà tôi có thể nhận ra cái trạng thái mà mẹ tôi vẫn thỉnh thoảng bị rơi vào, trạng thái mà ở vào cái tuổi lúc chúng tôi chụp ảnh đó, chúng tôi đã biết trước nhữ*ng dấu hiệu cảnh cáo – cái cách bà bất chợt không thể nào lau rử*a cho chúng tôi, mặc quần áo cho chúng tôi, hoặc đôi khi ngay cả cái cách bà cho chúng tôi ăn uống. Mỗi ngày mẹ tôi đều trải qua sự* thất vọng sâu xa này về đời sống. Ðôi khi nó kéo dài, đôi khi nó biến mất với đêm tối. Tôi may mắn có một bà mẹ thất vọng với một sự* thất vọng thuần khiết cho đến nỗi đôi khi ngay cả nhữ*ng hạnh phúc cuộc đời, ở mức độ sâu sắc nhất, cũng không thể làm cho bà quên lãng nó hoàn toàn. Ðiều tôi không bao giờ biết là nhữ*ng suy nghĩ thự*c tiễn nào đã khiến cho bà xa rời chúng tôi như thế, mỗi ngày. Có lẽ lần này là vì cái sự* việc khùng điên mà bà vừ*a làm, căn nhà bà mới mua – căn nhà trong bức ảnh – căn nhà mà chúng tôi tuyệt đối không cần đến, vào lúc cha tôi đã bệnh rất nặng, không còn xa cái chết là mấy, chỉ một vài tháng mà thôi. Hoặc giả bà mới vừ*a biết rằng bà đã vướng phải cùng thứ bệnh khiến ông đang chết dần mòn? Ðúng vào nhữ*ng ngày tháng đó. Ðiều tôi không biết được, và bà cũng không thể biết, là nhữ*ng nguyên cớ nào đã ám ảnh bà và đã làm cho sự* buồn nản đó dâng lên trước mặt bà. Có phải đó là cái chết, đã ngay trong tầm tay, của cha tôi? Hay là sự* tàn tạ của ánh sáng? Nhữ*ng hoài nghi về cuộc hôn nhân của bà? Về chồng bà? Về con cái? Hoặc về tất cả nhữ*ng điều phụ thuộc này nói chung?
Chuyện đó xảy ra hàng ngày. Tôi chắc chắn về điều đó. Chắc nó phải đến rất là đột ngột. Vào một lúc nào đó trong từ*ng ngày, sự* thất vọng lộ nguyên hình của nó. Và tiếp theo đó là sự* bất lự*c để đi tiếp, hoặc để ngủ, hoặc đôi khi không có gì cả, hoặc đôi khi, thay vào đó, là việc mua nhà cử*a, việc di chuyển, hoặc đôi khi là trạng thái buồn rầu, chỉ là trạng thái buồn rầu, sự* thất vọng. Hoặc đôi khi, bà giống như một bà hoàng, cho đi bất cứ thứ gì mà người ta xin bà, nhận lấy mọi thứ mà người ta cho, căn nhà bên Hồ Tây đó, tuyệt nhiên không vì lý do nào hết, trong lúc cha tôi đang hấp hối, hoặc chiếc mũ vành phẳng, vì đứa con gái quá mê thích nó, hoặc cũng giống như vậy với nhữ*ng đôi giày kim tuyến. Hoặc không có gì khác cả, hoặc ngủ, chết.
Tôi chưa bao giờ xem nhữ*ng cuốn phim có các phụ nữ* Mỹ da đỏ đội cùng một loại mũ vành phẳng đó, với tóc bện thành bím buông thả phía trước. Dạo ấy tôi cũng bện tóc, chứ không cuốn lên như thường lệ, nhưng cũng không giống như tóc của nhữ*ng phụ nữ* đó. Tôi cũng có hai bím tóc dài thả phía trước giống nhữ*ng phụ nữ* trong nhữ*ng cuốn phim tôi chưa bao giờ xem, nhưng nhữ*ng bím tóc của tôi là của một đứa bé. Kể từ* khi tôi có chiếc mũ, tôi không còn cuốn tóc lên nữ*a để có thể đội mũ. Ðôi lúc tôi gạt hết tóc về phía sau, cố làm cho nó nằm sát xuống, để người ta không thể nhìn thấy. Mỗi đêm tôi chải và bện tóc trước khi đi ngủ, theo lời mẹ dạy. Tóc tôi dày, mềm mại, nặng nề, một khối đồng phủ xuống tận ngang hông. Người ta thường nói đó là đặc điểm xinh đẹp nhất của tôi, và tôi biết điều đó có nghĩa là tôi không đẹp. Tôi đã cho cắt mái lóc đặc biệt đó đi khi tôi hai mươi ba tuổi, ở Paris, năm năm sau khi tôi rời xa mẹ tôi. Tôi nói, “Cắt bỏ nó đi.” Và họ đã cắt. Thình lình, có một sự* quét sạch đi, tôi cảm thấy lưỡi kéo lạnh lẽo trên da cổ. Nó rơi rụng trên sàn. Họ hỏi nếu tôi muốn giữ* mái tóc thì họ sẽ gói lại cho tôi mang đi. Tôi nói không. Sau đó người ta không còn nói tôi có mái tóc đẹp nữ*a, tôi muốn nói là họ không còn nói nhiều như trước kia nữ*a. Sau đó người ta chỉ nói rằng, “Cô ấy có đôi mắt đẹp. Và nụ cười của cô ấy không phải là không quyến rũ.”
Trên phà, hãy nhìn, tôi vẫn còn mái tóc đó. Mười lăm tuổi rưỡi. Tôi đã dùng son phấn rồi. Tôi dùng kem Tokalon, và cố che dấu nhữ*ng vết tàn nhang trên má, dưới mắt. Bên trên lượt kem Tokalon tôi đánh phấn màu tự* nhiên – Houbigant. Phấn đó là của mẹ tôi, bà dùng nó khi đi dự* nhữ*ng buổi tiếp tân của chính phủ. Dạo đó tôi cũng đã dùng son môi, màu đỏ đậm, màu anh đào, theo thời trang lúc bấy giờ. Tôi không biết mình đã lấy nhữ*ng thứ đó ở đâu ra, có lẽ Hélène Lagonelle đã lấy cắp của mẹ nó mà cho tôi, tôi đã quên rồi. Tôi không sức nước hoa. Mẹ tôi thì dùng xà bông Palmolive và eau de Cologne.
Người Tình
Chương 4…

You may also like...